Chương 2: Thời kỳ phát triển hưng thịnh của làng gốm Bát Tràng

Chương 2: Thời kỳ phát triển hưng thịnh của làng gốm Bát Tràng

21/12/2022 2:20:40 PM | 767

Vào thế kỷ 15 và 16, nhà Mạc áp dụng chính sách cai trị cởi mở khiến cho giao thương hàng hóa được phát triển, các sản phẩm đồ gốm Bát Tràng cũng có cơ hội lưu thông rộng rãi trong cả nước. Người sử dụng chủ yếu vẫn là giới quý tộc, hoàng thất,… trải dài khắp các vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Sang đến thế kỷ 16 – 17, khi các nước Tây Âu tràn sang khu vực châu Á lại càng khiến cho hoạt động kinh tế, giao thương trở lên sôi động hơn nữa. Đặc biệt là sự ra đời của nhà Minh (Trung Quốc) cùng với chính sách cấm tư nhân buôn bán với nước ngoài lại càng khiến cho hoạt động xuất khẩu đồ gốm Bát Tràng sang các nước như Nhật Bản có cơ hội được phát triển và du nhập vào cuộc sống của người dân nơi đây.

Thế kỷ 15 – 17 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất trong lịch sử hình thành của làng gốm Bát Tràng và của ngành gốm xuất khẩu của nước ta trong đó Bát Tràng là nơi đóng vai trò quan trọng nhất. Bát Tràng có một lợi thế lớn đó là nằm bên bờ sông Hồng ở khoảng giữa thành Thăng Long và phố Hiến, là cửa ngõ thông thương với bên ngoài. Qua thuyền buôn của các nước Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, các nước Tây Âu đồ gốm Việt Nam đã được đưa đi rất nhiều nước khác trên thế giới.


Bài viết cùng chuyên mục

 Đăng ký tư vấn